QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỌC BTCT TẠI XƯỞNG CÔNG TY TNHH ĐÚC ÉP CỌC ANH KHÔI Các tiêu chuẩn sản xuất cọc: - TCVN 4055 – 1985: Tổ chức thi công - TCVN 4453 – 1995: Kết cấu BT và BTCT toàn khối – Qui phạm thi công và nghiệm thu - TCVN 5592 – 1991: Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng tự nhiên - TCVN 1770 – 1986: Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật - TCVN 1771 – 1986: Đá dăm xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật - TCVN 1651 – 1985: Thép xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật - TCVN 4586 – 1987: Nước cho BT và vữa – Yêu cầu kỹ thuật - TCXD 190:1986: Móng cọc tiết diện nhỏ. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu 1. Vật liệu cọc - Vật liệu để sản xuất cọc BTCT phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các tiêu chuẩn hiện hành, đồng thời đáp ứng các yêu cầu bổ sung của thiết kế. - Vật liệu phải được cất giữ và vận chuyển đảm bảo giữ nguyên chất lượng và sự phù hợp của vật liệu cho công trình. Ngay cả khi đã được chấp thuận trước khi cất giữ và xử lý, có thể kiểm tra vật liệu và thí nghiệm lại trước khi đưa vào sử dụng cho công trình. 2. Thi công 2.2 - Cốt thép Công tác cốt thép phải tuân thủ theo các yêu cầu của TCVN 4453:1995 “ Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu “, cụ thể: - Cốt thép chủ được nắn thẳng cắt đúng kích thước, đảm bảo thép đúng chủng loại của bản vẽ thiết kế - Cốt thép đai được kéo thẳng, cắt bằng kìm cộng lực, uốn bằng bàn uốn theo đúng kích thước thiết kế - Thép đai liên kết với thép chủ bằng dây thép buộc 1 ly, khoảng cách giữa các cốt đai buộc đúng yeu cầu của bản vẽ thiết kế. - Thép chủ được liên kết với hộp bích đầu cọc bằng liên kết hàn. - Hộp bích đầu cọc được gia công đảm bảo, bốn cạnh của mặt cọc phải nằm cùng trên một mặt phẳng, đảm bảo vuông đúng theo kích thước thiết kế. - Cốt thép cọc được bố trí và định vị thành từng lồng đúng theo bản vẽ thiết kế và được cán bộ kỹ thuật của Công ty nghiệm thu trước khi lắp vào khuôn cốp pha. - Lồng thép sau khi lắp đặt vào khuôn phải được định vị chính xác và chắc chắn đảm bảo không bị xê dịch hoặc biến dạng trong lúc đổ bê tông. 2.2 - Bê tông Các vật liệu để sản xuất bê tông vµ quy tr×nh s¶n xuÊt Bê tông phải tuân thủ theo các yêu cầu của TCVN 4453:1995 “ Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu “, cụ thể: - Bê tông để đúc cọc phải được trộn bằng máy trộn đúng theo tỷ lệ cấp phối, thời gian trộn theo đúng quy định của c án bộ kỹ thuật của Công ty. - Cát, đá trước khi trộn bê tông đảm bảo sạch, không lẫn tạp chất. 2.3 - Ván khuôn Ván khuôn phải tuân thủ các yêu cầu chung của ván khuôn bê tông được mô tả trong phần “ Cốp pha và đà giáo của TCVN 4453:1995 “, cụ thể: - Sử dụng cốp pha thép định hình có đầy đủ các phị kiện gông, chống…., bề mặt cốp pha phải phẳng và được bôi 1 lớp dầu chống dính. Bề mặt sân bãi đúc cọc phải đảm bảo phẳng. - Cốp pha thép phải vuông với mặt nền được gông bằng hệ thống gông hình và được điều chỉnh kích thước bằng nêm gỗ, khoảng cách gông là 1,5÷ 2 mét - Cốp pha bịt đầu bằng thép tạo mặt phẳng và phải vuông góc cốp pha 2 bên thành. - Ván khuôn chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt 25% cường độ thiết kế (sau 12 – 16h theo thí nghiệm quy định) thì tiến hành tháo dỡ cốp pha. Dùng sơn màu xanh viết vào đầu cọc và mặt cọc: tên đoạn cọc (C1;C2, C3), ngày tháng đúc cọc, mác bê tông. 2.4 - Đúc, bảo dưỡng bê tông Thi công bê tông cọc phải tuân thủ theo các yêu cầu kỹ thuật trong phần “ Thi công bê tông của TCVN 4453:1995”, cụ thể: - Bê tông phải được đổ liên tục và phải được đầm chặt bằng máy đầm rung, để tránh tạo ra các lỗ hổng không khí, rỗ tổ ong hay các khiếm khuyết khác. Đặc biệt lưu ý bê tông đổ đến đâu phải đầm luôn đến đó, sau đó sử dụng mặt bàn xoa để hoàn thiện mặt. Mỗi cọc phải đúc xong trong một lần và nên bắt đầu từ mũi cọc đến đỉnh cọc. Trong khi đầm phải đầm cẩn thận, chú ý các góc cạnh, không để máy đầm chạm làm rung cốt thép. - Trong quá trình đổ bê tông cọc phải lấy mẫu thí nghiệm theo quy định. - Công tác bảo dưỡng được xem là một phần không thể thiếu trong hoạt động đổ bê tông. - Tất cả bê tông mới đổ đều phải được bảo dưỡng, công tác bảo dưỡng phải bắt đầu ngay sau khi đổ bê tông xong khoảng 4 ÷ 6h, khi bề mặt bê tông se lại ấn tay không lún thì tiến hành tới nước bảo dưỡng. Thời gian dưỡng hộ liên tục 4 ÷ 6 ngày tùy theo thời tiết ẩm ướt hay hanh khô, những ngày tiếp theo luôn giữ cấu kiện ở trạng thái ẩm. - Tất cả các cọc phải có bề mặt phẳng, nhẵn, không bị khiếm khuyết và vuông góc với trục dọc của cọc, và được hoàn thiện theo đúng kních thước như chỉ ra trên bản vẽ, Đối với các đoạn mũi, mũi cọc phải trùng với tâm của cọc. 2.5 - Bốc dỡ, vận chuyển và xếp cọc - Bốc dỡ, vận chuyển và xếp cọc phải đảm bảo cọc không bị nứt, gẫy do trọng lượng bản thân cọc và lực bám dính cốp pha, tránh gây vỡ hay sứt mẻ các cạnh bê tông. - Cọc để ở kho bãi có thể được xếp chồng lên nhau nhưng chiều cao mỗi chồng không được quá 2/3 chiều rộng và nhỏ hơn 2 m. Các đốt cọc được xếp đặt thành từng nhóm có cùng chiều dài, tuổi và được kê lót. Khi xếp chú ý để chỗ có ghi mác bê tông ra ngoài và giữa các chồng có lối đi để kiểm tra sản phẩm. - Khi phát hiện các cọc có vết nứt, các cọc bị hư trong quá trình vận chuyển phải được sửa chữa khắc phục ngay. 3. Nghiệm thu 3.1 - Vật liệu - Cấp phối bê tông; - Đường kính cốt thép chịu lực; - Đường kính, bước cốt đai; - Lưới thép đầu cọc, hộp bích đầu cọc; - Mối hàn cốt thép chủ vào hộp bích đầu cọc. - Sự đồng đều của lớp bê tông bảo vệ; 3.2 - Kích thước hình học : - Sự cân xứng của cốt thép trong tiết diện cọc; - Kích thước tiết diện cọc; - Độ vuông góc của tiết diện các đầu cọc với trục; - Độ chụm đều đặn của mũi cọc; 4. Sai số cho phép về kích thước cọc ( Theo TCXDVN 286:2003) Không dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước vượt quá quy định trong bảng dướii đây(trích dẫn theo TCXDVN 286:2003), và các đoạn cọc có vết nứt rộng hơn 0,2 mm, chiều dài lớn hơn 100mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10 mm, tổng diện tích do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện tích bề mặt cọc và không quá tập trung.
Độ sai lệch cho phép về kích thước cọc
|
2. Thuyết minh biện pháp thi công
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐỔ CỌC
a) Cơ sở lập thiết kế biện pháp thi công:
- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đực ký kết giữa hai bên..
- Căn cứ bản vẽ thiết kế chi tiết cọc số do bên A cung cấp.
b) Đặc điểm công trình:
Theo thiết kế chi tiết cọc, cọc BTCT
+ Loại cọc mũi (C1)
+ Loại cọc thân (C2)
Chuẩn bị mặt bằng đúc cọc:
Mặt bằng đúc cọc đổ BT có sẵn kích thước dài 50m x rộng 30m, bãi tập kết cọc thành phẩm và bảo quẩn sản phẩm chờ xuất xưởng, gia công kết cấu lồng thép cọc, kho chứa vật liệu, kho kín chứa xi măng và các vật tư thiết bị khác.
Trước khi đổ BT phải làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, tập kết toàn bộ các cọc thành phẩm về một vị trí tại góc trong của xưởng.
Thiết bị dùng cho đúc cọc:
- Máy trộn bê tông 500 lít Trung Quốc : 01 cái.
- Máy bơm nước Hàn Quốc + Trung Quốc : 02 cái.
- Máy hàn Việt Nam : 05 cái.
- Cẩu chữ A Q = 5 tấn. : 01 cái.
- Máy đầm dùi Trung Quốc : 05 cái.
- Máy cắt uốn Trung Quốc : 01 cái.
- Cốp pha thép các loại 200, 250, 300,350 : 60 bộ
Bảng kê vật tư chủ yếu:
- Xi măng PCB40: Phúc Sơn, Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Sao Mai.
- Thép đai : theo thiết kế.
- Thép chủ: theo thiết kế
- Thép tấm: theo thiết kế từ 5 đến 10mm..
- Cát bê tông
- Đá Hóa An 1x2
- Nước: Sử dụng nước giếng khoan qua hệ thống lọc đã có thí nghiệm nước ổn định dùng lâu dài.
Công tác cốp pha:
- Sử dụng cốp pha thép định hình có đầy đủ các phụ kiện gông, chống ..., bề mặt cốp pha phải phẳng và được bôi 1 lớp dầu thải chống dính. Bề mặt xưởng đúc cọc phải đảm bảo phẳng, nhẵn và được quét dầu thải chống dính.
- Cốp pha thép phải vuông với mặt nền được gông bằng hệ thống gông định hình và được điều chỉnh kích thước bằng nêm sắt, khoảng cách gông là 1,5 ¸ 2 mét.
- Cốp pha bịt đầu bằng thép hoặc bằng gỗ đựợc bào nhẵn tạo mặt phẳng và phải vuông góc với cốp pha 2 bên thành.
Công tác gia công lắp dựng cốt thép:
- Cốt thép chủ được nắn thẳng cắt đúng kích thước, đảm bảo thép đúng chủng loại thiết kế.
- Cốt thép đai được kéo thẳng bằng tời, cắt bằng máy cắt uốn, bằng bàn uốn hoặc bằng máy theo đúng kích thước thiết kế, khoảng cách cốt đai buộc đúng yêu cầu thiết kế.
- Thép đai xoắn được liên kết với thép chủ bằng dây thép buộc 1 ly.
- Thép chủ được liên kết với hộp chi tiết đầu cọc bằng liên kết hàn, sử dụng que hàn Hữu Nghị.
- Hộp chi tiết đầu cọc được gia công đảm bảo, bốn cạnh của mặt cọc phải nằm cùng trên một mặt phẳng, đảm bảo vuông đúng theo kích thước thiết kế.
- Cốt thép cọc được gia công lắp dựng từng lồng theo thiết kế và được cán bộ giám sát của Công ty nghiệm thu trước khi lắp đặt vào ván khuôn.
Bê tông cọc:
- Bê tông để đúc cọc sẽ dùng máy trộn 500 lít để trộn, trộn đúng theo cấp phối bê tông thiết kế.
- Tốc độ máy trộn và cẩu di chuyển đến vị trí cần đổ bê tông hành trình cả đi và về ³ 8 phút.
- Cát, đá trước khi trộn bê tông đảm bảo sạch, không lẫn tạp chất. Sử dụng đầm dùi 1,5 KW để đầm bê tông cọc, bê tông đổ đến đâu đầm luôn đến đó, sử dụng mặt bàn xoa để hoàn thiện mặt.
- Mặt ngoài của cọc phải đảm bảo phẳng, nhẵn. Mặt phẳng đầu cọc phải nhẵn và vuông góc với trục dọc của cọc. Đối với các đoạn mũi, mũi cọc phải trùng với tâm của cọc.
- Bảo dưỡng các cọc bê tông sau khi đúc thực hiện bằng phương pháp dưỡng tự nhiên, sau khi đổ bê tông xong khoảng 4 ¸ 6 giờ, khi bề mặt bê tông se lại ấn tay không lún thì tiến hành tưới nước bảo dưỡng. Thời gian dưỡng liên tục tối thiểu từ 3 ¸ 7 ngày tuỳ theo thời tiết ẩm ướt hay hanh khô, những ngày tiếp theo luôn giữ cấu kiện ở trạng thái ẩm.
- Khi bê tông đạt 25 % cường độ thiết kế (sau 12 - 16h theo thí nghiệm qui định) thì tiến hành tháo dỡ cốp pha. Dùng sơn màu đỏ đánh dấu vào từng đoạn cọc (C1; C2), ngày tháng đúc cọc.
Biện pháp đảm bảo chất lượng, tiến độ:
Thi công tuân thủ quy trình quy phạm trong xây dựng cơ bản, đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam theo các loại công tác sau:
- TCVN 4055 – 1985 : Tổ chức thi công.
- TCVN 4453-1995 : Kết cấu BT và BTCT toàn khối – Qui phạm thi công và nghiệm thu.
- TCVN 5592-1991 : Bê tông nặng – Yêu cầu bảo dưỡng tự nhiên.
- TCVN 4252 – 1988 : Quy phạm thi công và nghiệm thu – Qui trình lập TK TCXD.
- TCVN 1770 – 1986 : Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 1771 – 1986 : Đá dăm xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 1651 – 1985 : Thép xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 4586 – 1987 : Nước cho BT và vữa - Yêu cầu kỹ thuật
Trong quá trình thi công đơn vị thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệm thu như sau:
- Nghiệm thu cốt thép - Nghiệm thu cốp pha - Đổ bê tông.
Các yêu cầu kỹ thuật của công ty về quy trình gia công sản xuất cọc BTCT là:
TT |
Diễn giải |
Yêu cầu công việc |
I |
Công đoạn kiểm nghiệm vật tư nhập kho. |
Khi vật tư mua về nhập kho yêu cầu phải có chứng chỉ xuất xưởng của nhà sản xuất và cung ứng các loại vật tư chủ yếu như : -Thép xây dựng các loại. -Xi măng. -Thép tấm. Các loại vật tư đầu vào trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt đếu phải lấy mẫu mang đi thí nghiệm tại các trung tâm thí nghiệm vật liệu xây dựng khi đạt yêu cầu theo TCV mới được đưa vào sử dụng. Ban kiểm nghiệm vật tư chỉ đồng ý nhập vật tư đưa vào sản xuất đại trà khi lô hàng đã có đủ các điều kiện nêu trên.
|
II |
Công đoạn gia công lồng thép |
- Khi có thiết kế phòng kỹ thuật phải tính tổ hợp cọc để: + Tính tổ hợp, nắn, cắt thép chủ theo thiết kế yêu cầu thép chủ phải được nắn thẳng trước khi cắt, mối nối hàn phải đảm bảo theo đúng quy phạm về mối nối hàn. + Tính chiều dài đai, tuốt, cắt đai theo thiết kế đảm bảo về hình học đai phải vuông góc. + Tính hàn thép chủ vào bích cọc và mũi cọc, thép chủ hàn vào bích phải vuông với bích khoảng cách từ đầu bích đến đầu thép chủ phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, đường hàn phải ngấu đảm bảo đúng theo chiều cao đường hàn Hh của thiết kế, hàn thép mũi dẫn vào thép chủ phải dảm bảo đúng tâm và song song với thép chủ. + Tính chia bước đai theo thiết kế buộc đai phải vuông với thép chủ khoảng cách đai phải đều theo thiết kế đai buộc không được xô lệch. + Tính lưới hàn thành từng chi tiết khi hàn vào hộp đầu cọc phải đảm bảo khoảng cách các lưới đều, không xô lệch, rơi trong quá trình vận chuyển lồng thép ra thi công công đoạn tiếp theo. + Các mối hàn sau khi đã hoàn thiện phải tiến hành gõ toàn bộ xỉ hàn còn bám lại tại vị trí hàn. - Phải kiểm tra lại toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật của từng loại cọc theo thiết kế đảm bảo yêu cầu tiến hành nghiệm thu chuyển sang công đoạn đổ bê tông.
|
III |
Công đoạn ghép cốp pha và Công đoạn đổ bê tông, hoàn thiện sản phẩm. |
Phòng kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật xưởng và tổ trưởng tổ BT kiểm tra và bàn giao từng lô lồng thép đã gia công được nghiệm thu và bàn giao cho tổ bê tông. - Dọn vệ sinh, ghép cốp pha phải kê chèn dưỡng đảm bảo cốp pha không vênh, lăn dầu chống dính đảm bảo kín bề mặt tiếp xúc nhưng không được quá đẫm vì dầu thừa xẽ ảnh hưởng tới chất lượng của bê tông, kiểm tra lại kích thước hình học của cốp pha và tiến hành lắp đặt cốt thép vào cốp pha. - Cốt thép được lắp vào cốp pha phải căn chỉnh thẳng, kê chèn bằng con kê đổ sẵn, chèn đầu bích bằng thép tấm phẳng đảm bảo thép tấm chèn khít vuông góc với hộp đầu cọc, đầu bích chèn bằng gỗ dưỡng xẻ đúng theo kích thước bảo hộ của thiết kế đảm bảo khi đầm bê tông tấm chèn đầu bích và gỗ dưỡng không bị xê dịch khỏi vị trí. - Khâu nạp liệu trộn bê tông phải nhặt loại bỏ các tạp chất lẫn trong vật liệu như trong cát, đá đong vật liệu bằng dụng cụ cố định theo định mức tương ứng với mác bê tông, trộn bê tông yêu cầu bê tông phải ngấu thời gian dừng đổ bê tông phải theo đúng quy phạm công đoạn đầm bê tông phải đảm bảo đều, phần đầu bích yêu cầu bê tông phải kín bề mặt bích cọc không được thiếu bê tông, khâu hoàn thiện sản phẩm phải làm vệ sinh mặt cọc, kiểm tra móc cẩu, bê tông đầu bích cọc, ghi ngày tháng sản xuất cho lô sản phẩm. - Sau 72 giờ tiến hành tách cọc chuyển về vị trí tập kết để tiến hành công tác bảo dưỡng ẩm bê tông, công tác bảo dưỡng ẩm bê tông được tiên hành liên tục theo quy định về khí hậu tại các vùng và các mùa trong năm.
|
IV |
Công đoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng |
- Trước khi xuất xưởng phòng kỹ thuật Công ty cùng cán bộ phân xưởng kiểm tra chất lượng lô sản phẩm, ngày, tháng sản xuất đạt yêu cầu tiến hành lập phiếu xuất xưởng để xuất cho công trình. |
Tiến độ thi công:
- Để đảm bảo tiến độ thi công cho các công trình, điều kiện mặt bằng sân bãi với bằng năng lực máy móc và thiết bị sẵn có, sự quyết tâm hoàn thành tiến độ đặt ra với cam kết khi ký HĐKT với các đối tác khách hàng.
- Cụ thể chúng tôi có phương án bố trí sân như sau: Cọc đổ đợt đầu được bố trí thành nhiều hàng dọc theo 02 bên cạnh sân (mỗi bên 02 hàng), khoảng cách giữa các hàng đúng bằng bề rộng của cọc - mục đích của chúng tôi là sau khi cọc của đợt đổ đầu tiên đủ tuổi để dỡ coffa (> 14h) chúng tôi sẽ tiến hành tháo dỡ coffa và tận dụng chính thân của cọc này làm coffa cho lần đổ tiếp theo. Sau ngày thứ 4, toàn bộ số cọc đổ đợt đầu tiên sẽ được tách khỏi bãi đổ, làm vệ sinh thân cọc và quy về bãi tập kết chờ xuất xưởng.
Biện pháp an toàn và vệ sinh môi trường:
a) Biện pháp an toàn:
- Tất cả công nhân tham gia thi công trong xưởng đều phải đảm bảo đủ sức khoẻ, và phải học biện pháp an toàn.
- Trang bị đầy đủ phòng hộ lao động cho công nhân tham gia thi công trong xưởng.
- Cán bộ công nhân tham gia thi công trong xưởng không được dùng chất kích thích như: Rượu, bia trước và trong khi làm việc.
- Không tự tiện vận hành các loại máy móc thiết bị.
- Không tự tiện đóng cắt cầu dao điện.
- Không đùa nghịch trong giờ làm việc.
· An toàn về điện:
- Dây dẫn điện và các thiết bị sử dụng điện phải đảm bảo cách điện tốt, không được để rò rỉ điện.
- Cầu dao điện phải có giá đỡ, mái che, đặt ở vị trí thuận lợi cho việc đóng cắt cầu dao điện.
- Tại các vị trí mối nối phải băng kín bằng băng cách điện và được kê cao khỏi mặt đất.
· An toàn công tác hàn:
- Dây dẫn điện nguồn cho máy hàn phải đảm bảo cách điện tốt.
- Dây hàn được bọc kín.
- Không dùng thép để làm dây hàn.